Người Thái nóng, ta phải lạnh
Sau cuộc đụng độ bất thường tại Nhà Trắng với Tổng thống Mỹ Donald Trump, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã đề nghị hỗ trợ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky… trong khi số khác thúc giục hai bên nhanh chóng làm lành về ngoại giao.Ông Trump đe dọa sẽ rút lại sự hỗ trợ cho Ukraine ở thời điểm 3 năm sau khi cuộc chiến với Nga bùng nổ.Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói rằng “một kỷ nguyên độc hại mới đã bắt đầu”, và bà thúc giục Đức giải ngân thêm 3,1 tỉ USD viện trợ cho Ukraine.Trong ngày 1.3, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã chào đón ông Zelensky bằng cái ôm nồng ấm trước công chúng ở London. Cả hai đã ngồi lại để trò chuyện trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo châu Âu mà Tổng thống Zelensky sẽ tham dự vào ngày 2.3 để thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói chuyện với cả ông Zelensky và ông Trump vào ngày 1.3. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Macron đã kêu gọi hai bên bình tĩnh.Ông Macron cho biết ông Zelensky đã nói với ông rằng ông sẵn sàng “khôi phục đối thoại” với Mỹ bao gồm cả một thỏa thuận cho phép Mỹ tiếp cận doanh thu từ tài nguyên thiên nhiên của Ukraine. Nhưng ông Macron không đề cập những gì ông Trump đã nói với ông.Tổng thư ký NATO Mark Rutte thì cho rằng ông Zelensky cần tìm cách khôi phục quan hệ với ông Trump, sau cuộc tranh cãi “không đáng có”.Ông Rutte cho biết ông đã nói với nhà lãnh đạo Ukraine rằng “chúng ta thực sự phải tôn trọng những gì Tổng thống Trump đã làm cho Ukraine cho đến nay”, đồng thời nhắc nhở ông Zelensky rằng ông Trump là người đã cung cấp vũ khí chống tăng Javelin cho Ukraine vào năm 2019, giúp lực lượng nước này có thể chống trả quân đội Nga.T.Ư Đoàn trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa tại vùng cao A Lưới
Vietcombank tăng giá USD thêm 50 đồng, lên 25.390 - 25.420 đồng chiều mua vào, bán ra lên 25.780 đồng. ACB cũng tăng 50 đồng mỗi đô la Mỹ, mua vào lên 25.400 - 25.430 đồng, bán ra 25.780 đồng… Các ngân hàng tăng giá USD thêm 280 đồng trong tháng qua, tương đương 0,78%. Tốc độ tăng giá của đồng bạc xanh trong ngân hàng gần đây nhanh và ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay. Giá USD của các ngân hàng thương mại thấp hơn giá bán USD của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước 165 đồng. Giá bán USD của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức 25.945 đồng. Trên thị trường liên ngân hàng, giá USD giao dịch giữa các nhà băng cũng tăng lên mức 25.595 đồng, tăng 15 đồng/USD. Giá USD tự do cũng lên 25.730 đồng chiều mua vào, bán ra 25.830 đồng. Trong khi đó, giá đô la Mỹ trên thị trường thế giới giảm mạnh, chỉ số USD - Index mất 0,6 điểm, xuống còn 107 điểm.Ở một diễn biến khác, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm ròng tiền trên thị trường mở lên đến hơn 19.000 tỉ đồng trong ngày 3.3. Nhà điều hành đã đưa 20.188,2 tỉ đồng, còn hút về 1.000 tỉ đồng. Điểm khác biệt trong phiên giao dịch hôm nay là kỳ hạn bơm tiền ra tăng lên là 14 ngày và 28 ngày thay vì 7 ngày và 14 ngày như trước đó. Đồng thời lãi suất hút tiếp về tiếp tục giảm thêm 0,1%/năm so với cuối tuần trước, xuống còn 3,2%/năm. Như vậy, lãi suất hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước đã giảm liên tục từ mức 4%/năm xuống 3,2%/năm; trong khi bơm tiền ra giữ nguyên ở mức 4%/năm.
Những tấm lòng vàng 14.7.2023
Hơn 500 Phật tử đã có mặt tại chùa Diệu Pháp để tham dự lễ thả hoa đăng "Nguyện quốc thái dân an" trên sông Sài Gòn. Dù buổi lễ diễn ra vào lúc 19 giờ, nhưng từ chiều, hàng trăm Phật tử và người dân đã đến chùa để tụng kinh, cầu nguyện. Nhằm đảm bảo không khí trang nghiêm, chùa Diệu Pháp giới hạn số lượng người tham gia, yêu cầu Phật tử và người dân đăng ký trước khi tham dự.Để đảm bảo cho chương trình được diễn ra trang nghiêm, chùa Diệu Pháp giới hạn số lượng người tham gia. Phật tử, người dân tham dự lễ phải đăng ký trước, nhận thư mời của ban tổ chức và xác nhận thông tin khi vào cổng.Chị Võ Thị Ngọc Minh (Q.7, TP.HCM) chia sẻ: "Mỗi dịp thả hoa đăng thì điều đầu tiên tôi mong cầu là quốc thái dân an, sau đó đến bình an, sức khỏe cho ba mẹ. Đó là điều tôi quan tâm nhất. Tôi cũng mong bản thân mình luôn phát triển tích cực".Tại buổi lễ, các Phật tử và người dân sẽ tập trung tại chánh điện để làm lễ và đọc các bài kinh cầu an. Sau đó, sẽ di chuyển theo hàng tới khu vực thả hoa đăng ngay cạnh chùa.Để đảm bảo an toàn, Phật tử không trực tiếp thả hoa đăng xuống sông Sài Gòn. Thay vào đó, chùa có các tình nguyện viên đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu, mang áo phao bảo hộ để hỗ trợ những người dân thả hoa đăng. Ngoài ra, Phòng CSGT, Công an TP.HCM cũng điều cán bộ chiến sĩ cùng ca nô đến đảm bảo an toàn cho buổi lễ.Đặc biệt, sau buổi lễ, chùa Diệu Pháp cũng bố trí ghe đi thu gom số hoa đăng được thả để tránh gây ô nhiễm cho môi trường.
Những cái tên đình đám xác nhận sẽ tham gia trao giải tại Oscar 2025 bao gồm minh tinh Halle Berry, Scarlett Johansson, Elle Fanning, ngôi sao người Tây Ban Nha - Penélope Cruz. Bên cạnh đó là sự góp mặt của các nghệ sĩ kỳ cựu như: Whoopi Goldberg, John Lithgow, Amy Poehler, June Squibb và Bowen Yang.Theo truyền thống, các diễn viên từng đoạt giải Oscar năm ngoái cũng sẽ trở lại sân khấu để trao giải trong năm nay, đó là Robert Downey Jr. (Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất với bộ phim Oppenheimer), Da'Vine Joy Randolph (Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất - The Holdovers), Emma Stone (Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - Poor Things), Cillian Murphy (Nam diễn viên chính xuất sắc nhất - Oppenheimer).Danh sách rút gọn Oscar 2025 gây bất ngờ khi vắng mặt nhiều ngôi sao danh tiếng. Selena Gomez không được đề cử ở giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất dù có màn thể hiện ấn tượng khi vào vai vợ của một trùm ma túy trong phim Emilia Pérez. Tuy nhiên, ca khúc Mi Camino của mỹ nhân 9X lại nhận được đề cử cho Bài hát gốc xuất sắc nhất.Angelina Jolie bị bỏ qua cho vai diễn nữ ca sĩ opera Maria Callas trong Maria, dù trước đó cô đã nhận đề cử Quả cầu vàng. Nicole Kidman không nhận được đề cử cho vai diễn táo bạo trong Babygirl. Zendaya cũng không được công nhận cho vai diễn trong bộ phim về tennis Challengers. Stanley Tucci và đạo diễn Edward Berger đều bị "ngó lơ" với tác phẩm Conclave.Dù đối mặt với nhiều thử thách, lễ trao giải Oscar 2025 vẫn sẽ diễn ra đúng kế hoạch vào ngày 2.3, nhưng có thể các hoạt động thảm đỏ xa hoa sẽ được cắt giảm nhằm phù hợp với bối cảnh hiện tại.
Sinh viên nước nào bị từ chối cấp thị thực sang Canada nhiều nhất?
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên nhân dân ta phải đương đầu với một thế lực xâm lược đến từ phương Tây có phương thức sản xuất và chế độ xã hội khác biệt, phát triển hơn. Các cuộc đấu tranh của nhân dân và sự chống cự của quân đội triều đình nhà Nguyễn đang ở giai đoạn suy vong liên tiếp nổ ra ở miền Trung, miền Nam cho đến miền Bắc nhưng đều bị đàn áp, thất bại. Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn buộc phải ký hòa ước Patenotre, thừa nhận sự bảo hộ của Pháp. Nhân dân ta lại chịu cảnh mất nước, lầm than.Không cam chịu mất độc lập, tự do, các cuộc khởi nghĩa của nông dân, khởi nghĩa của các văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương, theo hệ tư tưởng phong kiến; các phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học với các hình thức tổ chức, phương pháp khác nhau nổ ra, nhưng cuối cùng đều bị thực dân Pháp đàn áp, thất bại.Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành (sau này đổi tên là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước và đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó là xây dựng tổ chức Đảng Cộng sản dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin có đường lối vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, tập hợp, đoàn kết toàn dân, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc nhằm tạo nên sức mạnh vô địch giành thắng lợi trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 1945, trải qua 15 năm kiên định con đường đã lựa chọn kể từ khi ra đời (1930), xác định đúng và kiên quyết thực hiện hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, vượt qua bao khó khăn, thử thách, hy sinh, tổn thất, Đảng Cộng sản Đông Dương (nay gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam), đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo toàn dân giành được thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám, mở ra kỷ nguyên mới trong thời đại Hồ Chí Minh: Kỷ nguyên độc lập, tự do tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.Trong Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và đọc tại Lễ Tuyên bố Độc lập ngày 2.9.1945 ở vườn hoa Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn người tham dự, Người đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 khi đề cập đến các quyền cơ bản của con người. Từ tinh thần Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo và có sự tiến bộ vượt bậc về quyền của con người, thể hiện trong câu mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam như sau: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Người khẳng định: "Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Không chỉ có vậy, Người còn dẫn nội dung liên quan đến quyền con người được Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng tư sản Pháp năm 1791 thể hiện: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ, Pháp là có chủ ý để mọi người hiểu rằng: Mỹ là một nước vốn tự hào về nền dân chủ, đứng đầu thế giới tư bản, có ảnh hưởng lớn trên thế giới; Pháp cũng là nước tự hào có nền văn minh, văn hóa lâu đời, có nhiều thuộc địa đứng hàng thứ hai trên thế giới, trong đó có Việt Nam; cha ông họ đều đã có những tuyên bố về quyền con người, thế thì tại sao họ lại không thừa nhận quyền con người, quyền có độc lập tự do của các nước khác, lại đem quân đi xâm lược, đàn áp, thống trị các nước? Từ lập luận đanh thép, có lý và lẽ phải đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".Bất chấp lẽ phải và đạo lý, những kẻ thực dân hiếu chiến Pháp lại đem quân xâm lược nhằm đặt ách thống trị lên người dân Việt Nam một lần nữa. Không cam chịu bị thống trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể dân tộc Việt Nam thể hiện quyết tâm: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc".Mang theo tinh thần và quyết tâm ấy, toàn dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, tổn thất, tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính để bảo vệ nền độc lập dân tộc mới giành được. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954) và việc ký kết Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia (21.7.1954) đã kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.Tuy nhiên, một nửa nước chưa được giải phóng, chưa có hòa bình, nền độc lập của dân tộc chưa toàn vẹn do đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. Nhân dân hai miền Nam, Bắc lại phải tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống lại đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất thế giới, để bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước. Cả đất nước đã đứng lên, đoàn kết chiến đấu với tinh thần: Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa nhưng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đến ngày thắng lợi, ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trải qua 21 năm kháng chiến gian khổ, chịu nhiều hy sinh to lớn, quân và dân ta đã giành được thắng lợi cuối cùng, non sông thu về một mối.Nền độc lập dân tộc được bảo vệ, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một tương lai tươi sáng đã mở ra. Tuy nhiên, đất nước phải đối mặt với những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh liên tục, sự chống phá của các lực lượng phản động trong nước, sự bao vây, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, sự sụt giảm lớn nguồn viện trợ nước ngoài, lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở biên giới Tây Nam, biên giới phía bắc và những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo phát triển đất nước sau chiến tranh đã làm cho Việt Nam dần dần lún sâu vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đe dọa sự tồn vong của chế độ.Trong bối cảnh khó khăn trầm trọng đó đòi hỏi phải có một quyết sách mạnh mẽ mang tính lịch sử để đưa đất nước vượt thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Cuối năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Với phương châm: Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế. Đó là đổi mới tư duy, đổi mới quản lý kinh tế, đổi mới chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng; dứt khoát đoạn tuyệt với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao tính hiệu quả và tính minh bạch của bộ máy nhà nước; tập trung đổi mới về kinh tế trên cơ sở đổi mới từng bước về chính trị…Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước, xã hội, con người Việt Nam đã có sự chuyển mình vô cùng to lớn. Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2024 đạt trên 6%/năm. Quy mô nền kinh tế đạt khoảng 450 tỉ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 35 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD, đưa Việt Nam từ nhóm nước thu nhập thấp lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Giáo dục, y tế phát triển. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Quan hệ ngoại giao rộng mở, vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng cao. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như hôm nay. Điều này chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và con đường phát triển đất nước mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn là đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và xu thế của thời đại.Kỷ nguyên được hiểu là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên. Kỷ nguyên vươn mình thể hiện sự chuyển động mạnh mẽ, tích cực, dựa trên các điều kiện chủ quan, khách quan thuận lợi để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu đặt ra. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam chính là kỷ nguyên phát triển giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng cao cho xã hội, đất nước. Mục tiêu trước mắt trong kỷ nguyên mới là đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, mọi người dân Việt Nam đồng tâm hiệp lực, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.Điều kiện để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình có thể khái quát như sau: 1- Đó là những thành tựu đạt được sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, giúp nước ta tích lũy được thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo. 2- Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm. Quy mô nền kinh tế tăng gấp hàng chục lần so với năm bắt đầu đổi mới. Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 193 nước là thành viên Liên Hiệp Quốc; có các mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới và khu vực. 3- Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng nâng cao; tham gia đóng góp tích cực duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. 4- Sự biến chuyển có tính thời đại của thế giới mang lại thời cơ, thuận lợi mới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số… đem đến cơ hội cho những quốc gia đang phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu để phát triển. Đây chính là thời điểm ý Đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đó chính là những điều kiện cần.Bên cạnh đó là các điều kiện đủ cần phải có để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới.Thứ nhất, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng. Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, giải quyết điểm nghẽn lớn nhất là thể chế để mở đường cho phát triển. Thứ ba, tinh gọn bộ máy Đảng, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để tăng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Thứ tư, đẩy mạnh phòng, chống lãng phí cũng như công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm. Thứ năm, đẩy mạnh chuyển đổi số để nắm bắt các cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước văn minh, hiện đại, hội nhập sâu rộng quốc tế. Thứ sáu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, đáp ứng tốt yêu cầu mới đặt ra. Thứ bảy, đẩy mạnh phát triển kinh tế, có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn, chuyển đổi mô hình từ chiều rộng sang chiều sâu, tiếp tục coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; coi trọng ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực chính cho phát triển.Trên hành trình đó, kỷ nguyên độc lập tự do là cơ sở đảm bảo, là gạch nối đi tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh.